Loyalty platform là một công cụ mạnh mẽ, nhưng nếu triển khai dàn trải, thiếu định hướng hoặc không phù hợp với thực tế vận hành, rất dễ biến thành một khoản đầu tư “làm cho có” – tốn chi phí nhưng không tạo ra giá trị. Đó chính là kiểu chi phí chìm mà nhiều doanh nghiệp đang vô tình mắc phải.
Bối cảnh Loyalty tại thị trường Việt Nam
Theo báo cáo của Research and Markets, quy mô thị trường chương trình khách hàng thân thiết tại Việt Nam dự kiến đạt 1,07 tỷ USD trong năm 2024 và có thể lên tới 1,56 tỷ USD vào năm 2028, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) hơn 9,8% (Businesswire, 2024).
Sự gia tăng đầu tư vào các nền tảng loyalty đến từ ba nguyên nhân chính:
- Chi phí thu hút khách hàng mới ngày càng cao, trong khi việc giữ chân khách hàng hiện tại mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn. Loyalty platform giúp doanh nghiệp tối ưu vòng đời khách hàng và giảm tỷ lệ rời bỏ.
- Sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng sang môi trường số, đặc biệt trên nền tảng di động và mạng xã hội, đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa, tức thời và liền mạch.
- Sự phát triển của công nghệ phân tích dữ liệu, AI và gamification, cho phép các chương trình loyalty không còn giới hạn ở tích điểm – đổi quà, mà trở thành công cụ tương tác thông minh và chủ động với người tiêu dùng.
Với các yếu tố trên, loyalty đang trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược chăm sóc khách hàng dài hạn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Đầu tư loyalty platform sao cho đúng?
Loyalty platform là một nền tảng phức tạp được cấu thành dựa trên 3 thành phần:
- Hồ sơ khách hàng (Customer Profile): Nơi lưu trữ toàn bộ thông tin định danh, lịch sử mua sắm và điểm thưởng của từng người dùng, giúp doanh nghiệp xây dựng chân dung khách hàng chi tiết.
- Hệ thống ghi nhận tích lũy (Points Accumulation Engine): Theo dõi và xử lý điểm thưởng được sinh ra trong quá trình khách hàng tương tác – bao gồm mua hàng, giới thiệu bạn bè, tham gia khảo sát…
- Hệ thống đổi thưởng (Redemption Engine): Cho phép khách hàng sử dụng điểm tích lũy để quy đổi thành ưu đãi, sản phẩm hoặc dịch vụ, không chỉ từ doanh nghiệp mà còn từ hệ sinh thái đối tác liên kết.
Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp nên đầu tư vào ‘thành phần’ nào?
Không phải là thành phần nào, mà là đầu tư như thế nào để ba “mắt xích” này phối hợp trơn tru, tạo ra trải nghiệm liền mạch và gia tăng giá trị thực sự cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước hai lựa chọn cần cân nhắc:
- Đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật – đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, bảo mật và có khả năng mở rộng trong tương lai.
- Đầu tư vào trải nghiệm đổi thưởng – tối ưu hóa trải nghiệm “nhận quà” để giữ chân khách hàng và thúc đẩy tương tác thường xuyên hơn.
Với những doanh nghiệp đã có nền tảng tích điểm tương đối ổn định, việc nâng cấp trải nghiệm đổi thưởng đang trở thành ưu tiên hàng đầu – đặc biệt là khi người dùng ngày càng kỳ vọng vào sự đa dạng, tức thời và tính cá nhân hoá trong phần quà nhận được.
Tuy nhiên đây lại không phải là thế mạnh của doanh nghiệp và sa đà vào đó có thể mất đi chi phí cơ hội vì :
- Thiếu mạng lưới đối tác: Phải tự đàm phán với hàng chục thương hiệu để có đủ loại quà tặng , trong khi các nền tảng khác, như Got It, đã có sẵn hệ sinh thái.
- Vận hành phức tạp: Xử lý phát mã, đổi trả, khiếu nại, hết hàng... đòi hỏi đội ngũ vận hành riêng, dễ gây lỗi và tốn kém.
- Yêu cầu công nghệ: Cần hệ thống phân phối mã quà real-time, chống gian lận, đồng bộ với hệ thống điểm – rất khó tự phát triển chuẩn.
Đâu là lời giải nào giúp doanh nghiệp nâng cấp trải nghiệm đổi thưởng mà không phải đầu tư toàn bộ từ đầu? - giúp bạn kết nối hệ sinh thái quà tặng phong phú, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và tiết kiệm tối đa nguồn lực doanh nghiệp?
Nền tảng nào đủ tinh gọn, được xây dựng sẵn, sẵn sàng tích hợp để bạn có thể bắt đầu ngay?
👉 Nền tảng đổi điểm loyalty tinh gọn Got It Reward Hub sẽ là lời giải cho những câu hỏi trên. Gọi 028 3622 1022 hoặc để lại thông tin nếu bạn muốn “lật mở bí mật” ngay lập tức nhé!