Năm 2018, công ty cung cấp dịch vụ xử lý thẻ tín dụng, thẻ trả sau Zeta (có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ) đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm ra đâu là quà tặng hấp dẫn nhất đối với nhân viên.
Kết quả cho thấy, những món quà truyền thống nằm cuối danh sách. Và có đến hơn 40% nhân viên sau khi nhận được quà đã chuyển nhượng cho người khác vì không thích hoặc không có nhu cầu. Quan trọng hơn, điều này cho thấy doanh nghiệp đã không thực hiện được mục tiêu gửi lời cảm ơn nhân viên về những cống hiến của họ. Chưa kể doanh nghiệp đã tốn rất nhiều công sức, tài chính cho các chiến dịch tặng quà vào các dịp lễ lớn trong năm.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng voucher quà tặng là món quà nhân viên mong đợi nhất. Cụ thể, có hơn 46% nhân viên chọn voucher quà tặng trong danh sách các món quà mà họ muốn nhận được từ doanh nghiệp.
“Và điều này đã góp phần làm thay đổi mô hình tặng quà của các doanh nghiệp Ấn Độ trong vài năm qua. Các mặt hàng như đồ gia dụng, thẻ quà tặng vật lý từng là tiêu chuẩn nhưng giờ đây đã được thay bằng các phiếu quà tặng trực tuyến.”, ông Smriti Somani, Marketing Head của Zeta chia sẻ trong báo cáo.
Thị trường quà tặng cho nhân viên ở Việt Nam cũng đang đứng trước sự thay đổi đó, và thậm chí được dự đoán sẽ diễn ra nhanh hơn vì 4 lý do sau.
Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử và thanh toán không tiền mặt khá cao trong khu vực
Quà tặng trực tuyến sẽ không thể phát triển nếu thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến chưa hình thành. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ phát triển cả hai rất nhanh trong khu vực.
Thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng năm 2022, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của Việt Nam là 28%, cao hơn cả Singapore (17%) hay Thái Lan (15%).
Về thanh toán không dùng tiền mặt, theo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước trong năm 2022, các hình thức thanh toán qua ví điện tử, ứng dụng và thẻ ngân hàng tăng 85% về số lượng và 31% về giá trị. Điều này cho thấy việc thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được nhiều nhà bán hàng chấp nhận, và quà tặng điện tử là một phần không thể thiếu trong xu hướng này.
Nhân viên trẻ tuổi là lực lượng lao động chính trong doanh nghiệp
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2025, Gen Z trở thành lực lượng lao động chính trên toàn cầu, trong khi Millennials chiếm khoảng 37%. Với thế mạnh của độ tuổi, phần lớn các thành viên thuộc thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ ngay từ nhỏ.
Nhanh, tiện và hiện đại, là cách mà các công ty công nghệ đang “cấy” vào đời sống hằng ngày của thế hệ này. Một báo cáo trên 3.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 75 của công ty thanh toán Blackhawk Network năm 2019 cho thấy Gen Z dẫn đầu về tỉ lệ tiêu thụ quà tặng điện tử với 41%.
Tính linh hoạt của quà tặng điện tử
Về mặt vật lý, doanh nghiệp không thể mang cả trung tâm mua sắm đến trước mặt nhân viên để họ tự do chọn lựa. Nhưng về mặt công nghệ, thẻ quà tặng điện tử có thể mang thương hiệu đến với nhân viên thông qua một chiếc smartphone.
Nói thêm về sự linh hoạt của quà tặng điện tử, trong thời đại tốc độ là điều kiện sống còn, không thể không nói đến thanh toán siêu tiện lợi với giao thức API. Đây là khả năng thanh toán trực tiếp thông qua kết nối API. Một cách dễ hiểu, khi được tích hợp vào cổng thanh toán của thương hiệu, thì mã quà tặng điện tử mà bạn nhận được, có thể được dùng để thanh toán trực tiếp bằng cách quét mã siêu nhanh và đơn giản.
Với thị trường đã quen thanh toán không tiền mặt, thì thanh toán điện tử với mã thẻ quà là trải nghiệm cực kỳ tiện lợi.
Nhu cầu “tất cả trong một chiếc Smartphone”
Theo khảo sát từ Insider Intelligence về thị trường người dùng smartphone tại khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021-2026, trong năm 2022, lượng người dùng smartphone tại Việt Nam đạt khoảng 62,8 triệu người (tổng dân số 100 triệu người), tăng 3,6% so với năm trước đó và chiếm 96% lượng người dùng Internet trên cả nước.
Smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu đối với người dùng ở Việt Nam. Điều này dẫn đến các thói quen mang vật dụng theo trong một ngày đi làm cũng thay đổi, trừ các giấy tờ cá nhân, những sản phẩm có thể số hoá và lưu trữ trên smartphone đều được ưu tiên.
Đáp ứng nhu cầu trên, các thẻ quà tặng điện tử đều có thể lưu trữ trên ứng dụng di động, thậm chí các thẻ quà tặng giấy cũng được cung cấp tính năng “số hóa” để chuyển lên “mây” và thuận tiện cho việc lưu trữ. Điều này giúp người dùng có thể sử dụng lập tức hoặc lưu lại dùng sau.
Có thể thấy sự phổ biến của quà tặng điện tử đang dần rõ nét ở Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp, điều khó nhất là lựa chọn được nhà cung cấp quà tặng điện tử có mạng lưới chấp nhận thanh toán đa dạng, tiện lợi và uy tín.
Got It được thành lập năm 2015, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực quà tặng điện tử với nhiều đột phá trong công nghệ. Với hơn 300 thương hiệu liên kết, thẻ quà tặng Got It đem đến trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng và hài lòng cho người sử dụng.
Trải qua 8 năm đồng hành cùng hơn 3.000 doanh nghiệp lớn nhỏ toàn quốc, Got It cung cấp đa dạng và toàn diện các giải pháp – từ quà tặng toàn diện dành cho doanh nghiệp đến ứng dụng gamification, tự động hóa Scan bill, hỗ trợ thiết lập và vận hành các chiến dịch loyalty, marketing activation.
Liên hệ tư vấn: 028 3622 1022 (Sales hotline)
Xem thêm tại: www.gotit.vn
Theo BrandsVietnam